DÀNH CHO BẠN: Giảm 500.000đ khoá học NGOẮC TAY NÀO.
Đăng ký ngay
Coach Bình An
  • Trang chủ
  • Câu chuyện của tôi
  • Dịch vụ
    • Khai vấn cá nhân
    • Dành cho cha mẹ
    • Đào tạo doanh nghiệp
  • Khoá học
  • Sự kiện
  • Blog
  • Liên hệ
Trải nghiệm khai vấn

Th6 4, 2021

21 cách đơn giản để kết nối với trẻ

Cha Me Hanh Phuc
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là hình mẫu đang hình thành trong bộ não của trẻ chuẩn mẫu mực cho mọi mối quan hệ mật thiết của trẻ trong tương lai.
Tiến sĩ Gordon Neufeld – nhà tâm lý học người Canada với hơn 40 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ em, thanh thiếu niên và cha mẹ cũng từng khẳng định: “Khi cha mẹ và con cái không thấu hiểu nhau, trẻ có xu hướng bản năng là né tránh và chống lại cha mẹ” – “When they are not in right relationship with us, their instincts are to resist us, to oppose us, to shy away from us”. Việc đầu tiên, trên phương diện phụ huynh, chúng ta cần cắt nghĩa đúng thế nào là sự kết nối giữa cha mẹ và con trẻ:

1. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ mật thiết, thiêng liêng nhưng điều đó không có nghĩa bạn phải luôn luôn khiến con hạnh phúc

Kết nối không phải là nuông chiều con. Sẽ có những lúc, những quyết định của cha mẹ không thỏa mãn được con, nhưng bạn biết đó là điều tốt nhất cho con. Trẻ có thể chưa đủ trưởng thành để hiểu được điều đó, song đó cũng chính là lí do để trẻ hoàn toàn tin tưởng cha mẹ và cha mẹ đưa ra quyết định đó bằng thái độ ôn hòa, tôn trọng và với niềm tin sâu sắc vào bản thân, vào suy nghĩ của mình. Kết nối là lắng nghe và thấu hiểu, trong khi biên giới vẫn luôn được thiết lập.
Cha Me Hanh Phuc2

2. Kết nối với con không có nghĩa cha mẹ phải là bạn đồng trang lứa hay bình đẳng với con

Điều này không đòi hỏi bạn phải từ bỏ quyền hạn, vai trò của người làm cha, làm mẹ. Kết nối với con có nghĩa là con tin tưởng cha mẹ, dõi theo và làm theo chỉ dẫn của cha mẹ bằng trực giác, bằng những cảm nhận từ trái tim. Có lẽ đây cũng là điều ý nghĩa nhất của sự nghiệp làm cha mẹ. Đáng tiếc thay, phần lớn những gì cha mẹ đang làm là đe dọa, cưỡng bức trẻ, bắt trẻ làm theo những gì cha mẹ muốn mà ngó lơ đi những điều thực sự ý nghĩa đối với trẻ. Đây có thể ví như một trò chơi quyền lực với phần thắng thuộc về cha mẹ nhưng hậu quả là phá vỡ những gắn kết bằng trái tim giữa cha mẹ và con cái.

3. Kết nối với con không có nghĩa rằng sẽ không bao giờ xảy ra xung đột, thậm chí ngay cả với những gia đình mà bố mẹ và con cái có sự gắn kết sâu sắc

Những vấn đề sẽ nảy sinh theo thời gian bởi con người chúng ta không ai hoàn hảo. Tuy nhiên, sự kết nối giữa cha mẹ và con cái chắc chắn sẽ đưa đến và thúc đẩy sự hợp tác cũng như những thời khắc an bình trong tổ ấm tràn đầy yêu thương giữa bộn bề lo toan của mưu sinh thường nhật.
Vậy, làm thế nào để cha mẹ kết nối – chạm tới trái tim con trẻ?
1. Hãy đặt mình vào vị trí của con, lắng nghe để hiểu thấu đáo những suy nghĩ và cảm xúc của con.
2. Nói với con bằng thái độ tôn trọng, ngay cả khi bạn yêu cầu con hay sửa sai cho con.
3. Tin vào bản chất tốt của con và nói với con rằng bạn luôn tin tưởng con.
4. Lắng nghe, tập trung vào con hơn là cố gắng đưa ra lời khuyên.
5. Đọc sách cùng con.
6. Thường xuyên bày tỏ tình cảm với con bằng hành động (Ôm, …)
7. Hỏi con: “Bố/mẹ có thể làm thế nào để giúp con?”
8. Hướng dẫn con làm đúng nhưng không phán xét con.
9. Nói những từ có tính chất tích cực, khẳng định và khuyến khích con hàng ngày.
10. Chơi cùng con những trò con hứng thú.
11. Tiếp nhận những quan điểm và ý kiến của con, cho con thấy rằng điều đó thật sự có ý nghĩa.
12. Cảm ơn sự giúp đỡ của con (với công việc gia đình…)
13. Công nhận những ưu điểm và không phán xét, nói xấu con trước mặt người khác.
14. Chia sẻ, thông cảm với cảm xúc của con.
15. Cười với con. Hãy trải nghiệm cùng con những thời khắc ngây thơ, hồn nhiên.
16. Luôn vui vẻ mỗi khi con cần tới sự giúp đỡ của bạn hay muốn bạn chơi cùng.
17. Cho phép con được mắc lỗi.
18. Gọi tên thân mật của con.
19. Không miễn cưỡng. Hãy thoải mái và rộng lượng khi bạn đồng ý hay nói “Có”. Hãy quyết đoán khi bạn không đồng ý hay nói “không” với con.
20. Chia sẻ, kể cho con nghe về tuổi thơ của mình.
21. Cho con thấy rằng bạn thực sự hứng thú và để tâm tới điều trẻ quan tâm.
Nguồn:
Rebecca Eanes; 2014; Connection – Based Discipline; November 17th 2014; http://www.creativechild.com/…/connection-based-discipline.
Share with Friends
Về tôi
User

Kết nối với Bình An
Chuyên mục
  • Cách dạy con
  • Phát triển bản thân
  • Uncategorized
Bài viết nổi bật
Th11 23, 2021
Gia đình – ngọn nguồn kiến tạo dòng chảy yêu...
Chu Dong Ket Noi Moi Quan He Tich Cuc
Th11 22, 2021
Chủ động kết nối mối quan hệ tích cực
Thiết Kế Không Tên
Th8 29, 2021
6 cách làm thế nào để trong các tình huống...
5 Giải Pháp đồng Hành Cùng Con
Th8 5, 2021
5 giải pháp đồng hành cùng con mùa covid thứ...

Other Posts You May Like

Th11 23, 2021

Gia đình – ngọn nguồn kiến tạo dòng chảy yêu...
Chu Dong Ket Noi Moi Quan He Tich Cuc

Th11 22, 2021

Chủ động kết nối mối quan hệ tích cực
Thiết Kế Không Tên

Th8 29, 2021

6 cách làm thế nào để trong các tình huống...

Register for an Event

Please fill out the form and our manager will get back asap.

    Hey, You’re In!

    I’ll email you back within 24 hours to set up our complimentary 30 minute session. Meanwhile browse useful articles in my blog.

    TAKE ME TO BLOG

    Hey, You’re In!

    I’ll email you back within 24 hours to set up our complimentary 30 minute session. Meanwhile browse useful articles in my blog.

    TAKE ME TO BLOG

    Đặt lịch trải nghiệm Khai vấn

    Hãy đặt lịch với Thạc sĩ tâm lý Bình An để chúng ta cùng kết nối và trò chuyện

      Email Valerie

      Write me a line and I’ll get back to you as soon as possible.

        Đăng ký tham gia

        Bạn vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây để tham gia sự kiện.

          Gọi điện thoại
          Chat Zalo
          Logotype

          Toả sáng ngôi sao trong bạn với thạc sĩ tâm lý Bình An

          tel Hotline: 0987249691

          email Email: contact@coachbinhan.com

          ggmap Địa chỉ: Liền kề 23, ngõ 96B Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội

          © 2022 Thạc sĩ tâm lý Bình An. Created by Inner Coach.

          Created by Inner Coach